4 loài xương rồng sống trên sa mạc khắc nghiệt và khô hạn

Khí hậu khắc nghiệt, những vùng cát trải dài mênh mông vô tận là những đặc điểm đặc điểm đặc trưng nhất của những vùng sa mạc – hoang mạc, nơi mà có lượng mưa trung bình hàng năm chỉ dưới 250mm/năm.

Ban ngày, nhiệt độ nơi đây có thể lên tới con số 80 độ C nhưng ban đêm lại giảm xuống còn khoảng -30 độ C, có nơi chạm đến con số -45 độ C. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi tạo ra rất nhiều trận bão cát.  


Xương rồng sa mạc saguaro

Với điều kiện khắc nghiệt như vậy, điều gì khiến cho các sinh vật, đặc biệt là các loài xương rồng có thể sống trên sa mạc? Chúng ta cùng khám phá xem những loài xương rồng có khả năng sống trên sa mạc và điều gì có thể giúp chúng tồn tại và phát triển nhé. 

1. Xương rồng Saguaro

Xương rồng Saguaro hay còn được mệnh danh là gã khổng lồ sa mạc là một loài xương rồng có nguồn gốc ở sa mạc Sonoran, bang Arizona và vùng đông nam bang California (Mỹ).

Xương rồng sa mạc saguaro
Saguaro - một trong những loài cây xương rồng trên sa mạc

Xương rồng sa mạc Saguaro có thân cao, dày và mềm, lá của chúng tiêu biến thành gai nhọn giúp khả năng mất nước giảm và tích trữ nước trong thân cây tốt hơn – đó chính là một trong những đặc điểm mà loài xương rồng này có khả năng sống ở sa mạc. 

Xương rồng sống trên sa mạc - Saguaro
Hình ảnh cây xương rồng trên sa mạc
Đa số những cây xương rồng Saguaro khổng lồ thường có hình trụ, đôi khi phát triển thành dạng hình quạt ở nhánh cây. Người ta gọi hiện tượng này là “xương rồng mọc mào” (cresting), rất hiếm khi xảy ra. 

Hiện tượng mọc mào của xương rồng Saguaro
Cây có đường kính khoảng 0,6m, có nhiều nhánh nhỏ mọc uốn cong và hướng lên trên. Mỗi cây có thể có hơn 25 nhánh. Người ta vẫn thường thắc mắc rằng "tại sao xương rồng Saguaro lại có thể sống trên cát ở sa mạc" thì câu trả lời là vì rễ của chúng thường mọc sâu 10 – 15 cm, tuy nhiên rễ mọc ở giữa thường cắm sâu xuống đất và có thể dài hơn 0,6m. Vì vậy chúng có khả năng hút nước và đứng vững trước những trận bão cát dù thân hình có "khổng lồ" so với những loài khác. 

Hình ảnh cây xương rồng trên sa mạc
Saguaro có khả năng tồn tại với môi trường khí hậu khắc nghiệt

2. Xương rồng lê gai

Xương rồng lê gai hay còn gọi với cái tên Prickly Pear Cactus có nguồn gốc từ vùng hoang mạc miền Tây Nam nước Mỹ và miền Bắc Mexico. Ở Việt Nam, xương rồng lê gai còn được gọi với cái tên khác như xương rồng Nopal hay xương rồng tai thỏ. 

Xương rồng sa mạc lê gai
Xương rồng lê gai có khả năng sống trên sa mạc
Giống với Saguaro, lá cây của xương rồng lê gai tiêu biến thành gai nhọn, giúp chúng có khả năng sinh tồn tại vùng đất khắc nghiệt và khô hạn như hoang mạc, sa mạc. Chúng cao trung bình khoảng 40 - 50 cm, cây lớn có thể cao 1m hoặc hơn, thường mọc thành nhóm. Xương rồng lê gai có thể trồng dễ dàng từ phiến của nó. 

Xương rồng sa mạc tai thỏ
Chúng thường mọc thành nhóm, cụm
Xương rồng lê gai được phát hiện như một loại thần dược có khả năng chữa được nhiều bệnh nên chúng thường được trồng rộng rãi tại Trung Mỹ như một loại dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm, kể cả tại Việt Nam. 

Xương rồng sống trên sa mạc
Nopal thường được trồng làm dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm

Xương rồng lê gai có khả năng điều trị một số bệnh như:
  • Đái tháo đường tuýp 2
  • Cholesterol cao
  • Béo phì
  • Say rượu
  • Viêm đại tràng
  • Tiêu chảy
  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính
  • Nhiễm virus

3. Xương rồng móc câu

Xương rồng móc câu (tên khoa học là Ferocactus peninsulae) là một trong những loài thực vật họ Xương rồng có nguồn gốc từ vùng sa mạc và sườn đồi, vùng đất đá tại California, vùng Nam Mỹ, Mexico.


Xương rồng sống trên sa mạc -  móc câu
Xương rồng móc câu có thể sống với khí hậu khắc nghiệt của sa mạc
Xương rồng móc câu có dạng hình cầu, khi lớn lên chúng chuyển dần sang hình trụ. Móc câu sở hữu những chiếc gai nhọn và dài giúp giảm quá trình thoát hơi nước khiến chúng có thể tồn tại được ở những môi trường khô hạn như sa mạc. Hoa của chúng có màu vàng nhạt, thường nở vào cuối mùa hè đầu mùa thu, và có thể tồn tại trong vài tuần. Một trong những đặc điểm vô cùng đặc biệt của xương rồng móc câu là khả năng bức xạ điện tử, làm sạch không khí nên chúng được nuôi trồng rộng rãi.

Tìm hiểu thêm về xương rồng móc câu và cách chăm sóc chúng

4. Xương rồng aster

Xương rồng aster là một trong những loài xương rồng có khả năng sống với môi trường và khí hậu tại sa mạc, có nguồn gốc từ sa mạc Chihuahuan ở miền Bắc và Trung Mexico và miền Nam Texas, Mỹ. 

Aster không có gai, thân cây thường hình cầu dẹt và trên bề mặt có các vết lốm đốm màu trắng. Hoa có màu vàng, xòe rộng. 


Hình ảnh xương rồng trên sa mạc- aster
Xương rồng trên cát và đất đá - aster
Trên đây chỉ là 4 ví dụ về các loài xương rồng có thể sống ở môi trường sa mạc. Bên cạnh đó có thể có rất nhiều loài xương rồng khác có khả năng sinh tồn ở sa mạc. Nhìn chung, các loài xương rồng sống trên sa mạc thường có những đặc điểm chung là thường có lá tiêu biến thành gai (ở một số loài là lông) để giảm thiểu quá trình thoát nước và tăng khả năng dự trữ nước. Thân cây thường có những rãnh để thu gọn những giọt nước từ không trung để đưa đến rễ.

Vì sở hữu những đặc điểm như vậy nên ý nghĩa cây xương rồng thường được ví như những người mạnh mẽ với bề ngoài nhiều gai nhọn nhưng bên trong lại yếu ớt, dễ vỡ như những thân cây mọng nước và mềm mại của những loài xương rồng. 


Nhận xét

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến