Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli (part 4)

Phần 4: Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli

Chương 28. Khi nghe tiếng vó ngựa, chớ kì vọng nhìn thấy ngựa vằn

Phớt lờ tỉ lệ cơ bản
Được hiểu là bỏ qua khả năng xảy ra cao nhất, tức là không quan tâm đến tỉ lệ xảy ra của một phép thử ngẫu nhiên. Đối với mọi người, thành kiến sống sót là một trong những lý do khiến họ phớt lờ tỉ lệ cơ bản. Họ có xu hướng chỉ nhìn thấy những cá nhân và công ty thành công bởi những trường hợp ko thành công ko hề được đề cập đến.

Chương 29. Vì sao lực cân bằng vũ trụ lại là nhảm nhí
Ảo tưởng của kẻ chơi bạc
Trong cờ bạc, người ta thường nghĩ khi xảy ra khả năng này rồi thì thường sẽ xảy ra khả năng còn lại. Tức họ hiểu đơn giản là nó sẽ thay đổi để cho trung bình, - một ảo tưởng, mặc dù khả năng xảy ra là tương đồng nhau. Nó khác với những hiện tượng tự nhiên như nhiệt độ thời tiết khi nóng kỉ lục sẽ nhanh chóng lạnh dần lên... Hãy sáng suốt với những khả năng xảy ra, đừng mắc ảo tưởng nó sẽ quay lại cho cân bằng.

Tóm tắt nghệ thuật tư duy rành mạch
Lực cân bằng vũ trụ chỉ là một điều nhảm nhí

Chương 30. Vì sao vòng quay may mắn khiên ta bối rối
Mỏ neo
Khi phải phán đoán một thứ gì, người ta thường bám vào mỏ neo- những thông tin liên quan để suy đoán. Nhưng tệ là đôi khi có những thứ không liên quan chúng ta vẫn mắc bẫy dính vào mỏ neo để suy đoán. Đặc biệt với những giá trị của một thứ mơ hồ  như nhà đất, cổ phiếu doanh nghiệp...

Chương 31. Làm thế nào để cướp trắng hàng triệu đô
Phép quy nạp
Sau một loạt những quan sát, trải nghiệm, chúng ta thường đúc kết lại một điều gì đấy dựa vào những quan sát trải nhiệm mà đôi khi nó lại là cái bẫy nhưng đôi khi nó lại chính xác. (Hơi hack não).

Chương 32. Vì sao cái xấu lại đáng chú ý hơn là cái tốt
Ác cảm với sự mất mát
Chúng ta thường có ác cảm hơn với những điều xấu xa, mất mát, nói cách khách chúng thường trầm trọng hơn là những điều tốt so với mức trung bình thang điểm 5. Có thể nói, chúng ta thường sợ cái mất mát hơn là trân trọng những cái giành được. Đánh mất 100 đôla sẽ khiến bạn buồn hơn so với nỗi sung sướng nhặt được 100 đôla. VÌ vậy, nếu muốn thuyết phục ai đó về ai đó, hãy tập trung vào những thứ giúp họ tránh được bất lợi thay vì tập trung vào lợi thế nếu có thể.
Nỗi sợ một thứ gì đó thúc đẩy người ta nhiều hơn là triển vọng nhận được một thứ gì đó cùng giá trị.

Chương 33. Vì sao các nhóm lại lười biếng
Ý lại tập thể
Khi người ta làm việc cùng nhau công sức các nhân bị giảm xuống bởi công sức cá nhân không thể hiện trực tiếp mà hòa lẫn với cả đội.
Hệ quả thú vị là nó sẽ giúp cho những nhóm có khả năng quyết định mạo hiểm hơn bởi rủi ro đc chia ra làm nhiều người chứ ko phải 1 ng` áp lực sẽ giảm đi.

Chương 34. Mảnh giấy làm ta bối rối
Tăng trưởng theo hàm số mũ
Phép toán 70 dùng trong những trường hợp tăng trưởng theo tỉ lệ phần trăm. Giả sử số tai nạn giao thông tăng 7% tức là sau 70/7= 10 năm ta được số tai nạn giao thông tăng gấp đôi.

Chương 35. Hãy kiềm chế sự phấn khích
Lời nguyền cho kẻ chiến thắng
Lời nguyền cho kẻ chiến thắng nói rằng những người thắng cuộc trong cuộc đấu giá là kẻ thua cuộc. Tại sao lại xảy ra lời nguyền cho kẻ chiến thắng? Vì giá trị thực của nhiều thứ vốn không rõ ràng và chúng ta muốn vượt đối thủ cạnh tranh. Lời khuyên là "Đừng tham dự" nếu bạn bắt buộc phải làm một ngành có đấu giá.

Review Nghệ thuật tư duy rành mạch (The art of thinking clearly)


Nhận xét

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến