Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli (part 3)

Phần 3 Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli

Chương 19. Hiệu quả đáng ngờ của bác sĩ, chuyên gia tư vấn, và chuyên gia trị liệu tâm lí
Dao động về trung bình
Người ta thường có xu hướng nghĩ về một thứ sau khi tệ hại hoặc quá cực đoan sẽ nhanh chóng bớt cực đoan cũng như những việc cực kì tốt sẽ có thể hết nhanh chóng hiểu đơn giản là mọi thứ sẽ quay trở lại ở mức cân bằng - Một suy nghĩ sai lầm.



Chương 20: Đừng bao giờ nhìn vào kết quả để phán xét một quyết định
Thành kiến kết quả
Người ta thường nhìn vào kết quả để nhận xét và phán xét một quyết định, đôi khi là cả con người đấy. Đừng bao giờ đánh giá một quyết định chỉ dựa trên kết quả của nó, đặc biệt khi đánh giá ấy chịu tác động bởi yếu tố ngẫu nhiên và ngoại cảnh. Một kết quả tồi không hẳn chỉ ra một quyết định tồi và ngược lại.

tom-tat-nghe-thuat-tu-duy-ranh-mach-2
Người ta thường nhìn vào kết quả để đánh giá
thay vì nhìn vào quá trình



Chương 21. Ít hơn là nhiều hơn
Nghịch lý lựa chọn
Lựa chọn là thước đo của sự tiến bộ. Tất nhiên nhiều lựa chọn sẽ làm bạn hào hứng nhưng có giới hạn thôi. Vượt quá giới hạn đó, sự thừa mứa sẽ hủy diệt chất lượng cuộc sống. Thuật ngữ này gọi là nghịch lý lựa chọn. Càng nhiều lựa chọn càng khiến chúng ta khó đưa ra quyết định. Hãy đưa ra những tiêu chí mà bạn chắc chắn cần rồi bám theo chúng. Và nên theo đuổi những quyết định lựa chọn "khá". Đừng quá cầu toàn.

Chương 22. Bạn thích tôi, bạn thực sự, thực sự thích tôi
Thành kiến yêu thích
"Khi bán bất kì sản phẩm nào, không có gì hiệu quả hơn việc làm sao cho khách hàng thực sự tin là bạn yêu mến họ và quan tâm đến họ." Tuy dễ hiêu nhưng cta thường xuyên rơi vào bẫy của nó. Nghĩa là khi chúng ta càng thích ai đó, chúng ta càng dễ có xu hướng mua hàng hoặc giúp đỡ họ.
- Bề ngoài hấp dẫn
- Tương đồng về tính cách, xuất thân hay sở thích.
- Họ thích chúng ta
Chốt: Nếu bạn là người bán hàng, hãy làm sao cho người mua nghĩ rằng bạn thích họ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là nịnh họ ra mặt. Còn nếu là ng tiêu dùng hãy luôn đánh giá một sản phẩm độc lập khách quan với người bán nó.
tom-tat-nghe-thuat-tu-duy-ranh-mach-3
Bạn thích tôi?

Chương 23. Đừng cố bám lấy thứ gì
Hiệu ứng sở hữu
Chúng ta thường cố bám vào những vật mà chúng ta sở hữu, định giá chúng với giá cao hơn so với thị trường mặc dù theo lý thì không hợp chút nào, đôi khi đó là do một phần tình cảm gắn bó khiến lý trí của chúng ta bị phai nhòa.
Đừng cố bám lấy thứ gì, hãy coi tài sản của bạn như một thứ mà có thể đến và đi trong nháy mắt.

Chương 24. Tính tất yếu của những sự kiện khó tin
Sự trùng hợp
Có những sự kiện trùng hợp đến lạ lùng khiến chúng ta cứ ngỡ đó là do một hiện tượng siêu nhiên nào đó hay thậm chí là do chúa hay thần làm. Hãy suy nghĩ lý trí, coi đó là một trong những phương án có thể xảy ra, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó.

Chương 25. Thảm họa của sự tuân thủ
Tư duy tập thể
Bạn đã bao giờ miệng câm như hến trong một cuộc họp chưa? Hẳn là rồi. Bạn ngồi đó gật đầu cho qua các đề xuất. Có thể hiểu tư duy tập thể là khi một nhóm người cùng đưa ra một ý kiến thì ta có xu hướng đồng ý với ý kiến đó một cách không nghi ngờ phủ quyết. Hãy nói ra suy nghĩ của mình kể cả khi cả đội không thích nó. Biết đâu nó lại là ý kiến tốt nhất.
tom-tat-nghe-thuat-tu-duy-ranh-mach-4
Tư duy tập thể có thể làm hại cả đội


Chương 26. Vì sao bạn sẽ sớm chơi Mega Trillions
Phớt lờ khả năng
Chúng ta phản ứng trước mức độ của sự kiện thay vì khả năng xảy ra của chúng. Nói cách khác, chúng ta ko có trực giác nắm bắt khả năng xảy ra. Chúng ta không hề có trực giác về rủi ro, vì thế ko giỏi phân biệt các loại đe dọa. Mối đe dọa (mức độ) cáng nghiêm trọng, chúng ta càng dễ bị cảm xúc chi phối. Trò Mega Trillions chính là một ví dụ điển hình.

Chương 27. Vì sao miếng bánh cuối cùng trong lọ khiến bạn thèm rỏ rãi
Lỗi khan hiếm
Người la mã từng nói: Rara sunt care. Hiếm là có giá trị. Phản ứng thông thường trước sự khan hiếm chính là đánh mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Hãy đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thuần túy dựa trên giá cả và lợi ích. Đừng vì lỗi khan hiếm của nó mà đánh mất lý trí.

Đón chờ phần 4

Review: Nghệ thuật tư duy rành mạch

Nhận xét

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến