Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli (part 1)
- Tên: "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly)
- Tác giả: Rolf Dobelli
- Số trang: 444 (ko kể phụ lục) gồm 99 chương
- Dưới đây là tóm tắt dưới góc nhìn cũng như suy nghĩ của bản thân tôi. Có thể thêm một số suy nghĩ cũng như quan điểm của tôi vào.
Không quan trọng bạn đọc bao nhiêu quyển sách, quan trọng bạn thu được gì từ những quyển sách đó |
Chương 1: Vì sao bạn nên đi viếng các nghĩa trang
Thành kiến sống sót
Mọi người thường đánh giá cao khả năng thành công của họ hơn, thường có xu hướng nghĩ tích cực về thành công hơn là nghĩ về những rủi ro. Nhiều nhà báo thường viết về thành công của những người nổi tiếng nhưng ít ai biết đến số người đã bị vùi dập, thất bại. Hãy đề phòng sai lầm bằng cách thường xuyên "thăm viếng nghĩa trang của các thương vụ đầu tư, làm ăn .." tránh rủi ro vì biết đâu nó sẽ giữ đầu óc bạn sáng suốt hơn.
Chương 2. Harvard có làm bạn thông minh hơn?
Ảo tưởng về vóc dáng kình ngư
Harvard nổi tiếng là một trường đại học "chất" không phải là do bạn vào trường đó là bạn sẽ có thế thông minh và học giỏi, đó là do những sinh viên đã từng học tại đó thành công và tạo nên thương hiệu. Cũng giống như những có một anh chàng béo phì, thấy những vận động viên kình ngư có một vóc dáng đẹp và anh ta quyết tâm làm vận động viên để có vóc dáng như vậy nhưng nào đâu, sự thật là những người có vóc dáng như vậy mới làm kình ngư vì họ có sẵn do quá trình luyện tập. Như những quảng cáo mĩ phẩm, bạn nghĩ họ dùng mĩ phẩm sẽ được làn da đẹp mịn như vậy ư? Thật ra đó là do làn da của họ mịn sẵn như vậy thì mới làm người mẫu quảng cáo. Hãy cẩn trọng khi người ta khuyến khích bạn đạt được những thứ nhất định nhờ vào những hình mẫu, hãy nhìn vào gương và thành thật.
Chương 3. Vì sao ta thấy mây có hình thù
Ảo tưởng tụ nhóm
Chúng ta thường nhạy cảm quá mức khi phát hiện ra quy luật. Vì có lúc chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên nhưng do chúng ta suy đoán và tạo chúng thành quy luật. Đôi khi bạn nhìn những đám mây và tự suy ngẫm ra những hình thù. oxxoxoxoxoxoxooooxx là một dãy kí tự có quy luật? Thường thì ngta sẽ nghĩ và áp đặt chúng theo một quy luật nào đó nhưng tôi vừa gõ bừa đấy. :v . Hãy lấy thái độ hoài nghi ban đầu trước khi bạn vừa nghĩ ra một quy luật nào đó
<3 |
Chương 4. Kể cả khi năm mươi triệu người cùng nói về thứ ngớ ngẩn nào đó, thì nó vẫn là thứ ngớ ngẩn
Bằng chứng xã hội
Người ta thường bị ảnh hưởng bởi số đông khi đưa ra quyết định. Khi bạn đang đi trên đường và đồng loạt mọi người nhìn lên trời, bạn cũng nhìn lên theo.=> bằng chứng xã hội (bản năng bầy đàn)
nghĩa là làm cho bản thân mình thấy đúng khi làm theo hành động giống người khác. Hãy hoài nghi với những gì số đông làm, nó có thể đúng hoặc sai đừng bị ảnh hưởng bởi họ
Chương 5. Vì sao bạn nên quên đi quá khứ
Ngụy biện chi phí đã mất
Đã bao giờ bạn nghe thấy câu "Tiền thì đã mất rồi" phải chơi cho bằng được cho đỡ phí hay tôi đã đầu tư quá nhiều vào rồi không thể rút ra được, không thể hủy bỏ được mặc dù nếu tiếp tục thì cũng chả ích gì hoặc có thể còn mù mịt hơn... "Chúng ta đã đi xa thế này rồi" "Tôi đã mất quá nhiều thời gian để..." Tất cả đều là ngụy biện chi phí đã mất. Hãy tỉnh táo nhận những yếu tố trước mắt, hãy đưa ra quyết định đúng đắn hợp lý đòi hỏi bạn phải quên đi những chi phí mình phải bỏ ra cho đến hiện tại. Dù bạn có đầu tư đến đâu, hãy chỉ xem xét đánh gió về lợi ích và chi phí tương lai.
Chương 6. Đừng lấy đồ uống miễn phí
Có qua có lại
Cho đi và nhận lại, quy luật mà. Một người đi ra chỗ bạn và phát cho bạn một đồ uống miễn phí, sau đó anh ta chìa tay ra và đòi bạn quyên góp từ thiện... Bạn sẽ làm gì? Nếu bạn đang dạo chơi bờ hồ và họ cho bạn một gói tăm và nói nhận từ thiện, bạn nhận...Sau đó họ đưa cho bạn một tờ giấy và bảo kí tên và bắt đầu kêu bạn trả tiền..Bạn sẽ làm gì? (ko ns đến mấy ông lầy) Có qua có lại thường để cho ng ta có cảm giác cảm thấy mắc nợ ai đó khi họ cho ta cái gì đó. Đôi khi nó cũng có mặt tốt như để dựa dẫm vào nhau, quản lí rủi ro.
Chương 7. Hãy cảnh giác với trường hợp cá biệt
Thành kiến chứng thực 1
TKCT là tư duy, xu hướng mà ng ta thường diễn giải thông tin mới sao cho phù hợp với những lý thuyết, niềm tin sẵn có của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta lọc bỏ bất cứ thông tin mới nào mâu thuẫn với những cách nhìn vốn có của mình. Có một ví dụ khá thú vị: Một giáo sư cho sinh viên xem dãy số 2, 4 ,6 và hỏi họ tìm ra số tiếp theo đằng sau mẩu giấy và đoán ra quy luật của nó là + thêm 2. Hầu hết những sinh viên đều cho rằng con số tiếp theo là 8 và nói quy luật (chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp quy luật) nhưng giáo sư đều trả lời là ko phù hợp quy luật. Trong số đó, có một cậu sinh viên bèn thử một đáp án khác. Cậu hỏi giáo sư là -2 thì giáo sư trả lời là ko hợp quy luật. Cậu tiếp tục đưa ra đáp án là -24 9 -43. Rõ ràng cậu ta có một ý tưởng và đến cuối cùng c ta xác định được quy luật là số đằng trước lớn hơn số bé. Điểm khác biệt là cậu ta tìm cách xác định tìm xem nó sai ở đâu, từ đó tìm ra bằng chứng phủ quyết còn những người còn lại chỉ muốn khẳng định lý thuyết của họ.
Chương 8. Kết liễu các tình nhân (Mình méo hiểu cái tiêu đề này lắm =)) )
Thành kiến chứng thực 2
Không nghề nào bị ảnh hưởng nhiều hơn bảo TKCT hơn là nghề nhà báo kinh tế. Họ đưa ra những kết luận rồi sau đó chỉ lấy một số giả thuyết dễ dãi để chứng mình mà ko hề đưa ra những bằng chứng phủ quyết. Ví dụ "Google thành công nhờ nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo công ty" rồi đưa ra một vài dẫn chứng, mà hiếm thấy nhà báo nào viết những công ty hết mình vì sáng tạo mà không hề thành công, hay nếu google sẽ ko thành công nếu ko nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo?... Ôi cái chương này bị loạn cmnr :<
Chương 9. Đừng cúi đầu trước quyền lực
Thành kiến quyền lực
"Bất cứ khi nào bạn sắp sửa quyết định một chuyện gì, hãy nghĩ về những nhân vật có quyền lực có thể đang gây ảnh hưởng đến lý trí của bạn. Và khi bạn đối mặt với một người bằng xương bằng thịt, hãy cố gắng chống lại họ hết sức có thể" Hiểu đơn giản là ko sợ mấy ông đầu to, đừng vì quyền lực mà rén họ. (Thề 100 người thì 70 người sợ =)) )
Đọc tiếp phần 2: Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli (part 2)
Quyền lực là một thứ đáng sợ
Đọc tiếp phần 2: Tóm tắt "Nghệ thuật tư duy rành mạch" (The art of thinking clearly) - Rolf Dobelli (part 2)
Review: Nghệ thuật tư duy rành mạch
Nhận xét
Đăng nhận xét